Phòng, chống TNXH
Trang chủ / Xã hội / Phòng, chống TNXH
An Giang: Thành lập Cơ sở điều trị, cai nghiện ma túy
12:16 PM 16/02/2017
UBND tỉnh An Giang vừa có quyết định thành lập Cơ sở điều trị, cai nghiện ma túy tỉnh An Giang trên cơ sở hợp nhất, tổ chức lại Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động xã hội tỉnh An Giang và Cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội tỉnh An Giang.
Ảnh minh họa

Cơ sở điều trị, cai nghiện ma túy tỉnh An Giang là đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc Sở LĐTB&XH tỉnh An Giang, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản tại Kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật.

Việc chuyển đổi mô hình hoạt động của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội và Cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội tỉnh thành Cơ sở điều trị, cai nghiện ma túy của tỉnh nhằm thực hiện nhiệm vụ điều trị, cai nghiện ma túy đa chức năng

Giám đốc Sở LĐTB&XH chịu trách nhiệm ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ sở điều trị, cai nghiện ma túy tỉnh An Giang theo hướng là cơ sở đa chức năng được quy định tại Điểm a Khoản 5 Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới.

Trụ sở chính của Cơ sở đặt tại Ấp Giồng Cát, xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang và Cơ sở 2 tại khóm Vĩnh Đông 2, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Theo Sở LĐTB&XH tỉnh An Giang, trong hơn 2 năm triển khai thực hiện Đề án tiếp nhận người nghiện ma túy vào Cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang, công tác cai nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh đã được thực hiện theo quan điểm mới. Trong đó, tỉnh An Giang chú trọng đa dạng hoá các hình thức, biện pháp điều trị cai nghiện ma tuý theo hướng tự nguyện, giảm dần cai nghiện bắt buộc.

Tính từ ngày 3/2/2015 đến ngày 15/11/2016, các Cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang đã lập hồ sơ đưa 3.156 lượt người sử dụng trái phép chất ma túy vào Cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội để cắt cơn nghiện, giải độc, tư vấn tâm lý; tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2015, tăng chủ yếu là đối tượng tái nghiện hoặc từ nơi khác đến. thời gian gần đây, Các Cơ sở tiếp nhận phần đông là các đối tượng nghiện ma tuý tổng hợp (2.234/3.156 đối tượng). Việc điều trị cai nghiện cho những đối tượng này khó khăn do thời gian cắt cơn kéo dài, kèm theo đó là ảo giác, rối loạn tâm thần...

Tuy nhiên, các Cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội đã phối hợp với Bệnh viện tâm thần để đưa ra phác đồ điều trị riêng cho các đối tượng nghiện ma tuý tổng hợp, cho thấy hiệu quả điều trị tốt. Đồng thời, tăng cường tập huấn nâng cao trình độ, tinh thần trách nhiệm, cảnh giác cho cán bộ trung tâm khi các đối tượng cai nghiện ma tuý tiếp nhận vào Cơ sở ngày càng phức tạp.

Theo Tiếng chuông

TAG:
Tin khác
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Thủ đô: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025
Bác sĩ tí hon cao 90cm được vợ cõng đi chữa bệnh cho hơn 2.000 người
Yêu cầu các địa phương báo cáo về nhu cầu và kinh phí hỗ trợ nhà ở cho người có công trước 15/1
Yên Bái phấn đấu xóa trên 2.200 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
Thị trường mỹ phẩm cận Tết Nguyên Đán: 'Thật giả lẫn lộn'
Cục Người có công tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024
Cô sinh viên hộ nghèo xây nhà báo hiếu bố mẹ ở tuổi 24
Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Nội triển khai cho vay các đối tượng đặc thù từ nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương