Phòng, chống TNXH
Trang chủ / Xã hội / Phòng, chống TNXH
6 tháng đầu năm 2016: Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động XH Xuân Trường tiếp nhận 124 người nghiện
04:12 PM 31/10/2016
(LĐXH)-Thành lập năm 2008, tính đến tháng 12/2014, Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - LĐXH Xuân Trường, tỉnh Nam Định đã tổ chức tiếp nhận, chữa trị, quản lý, giáo dục và dạy nghề cho tổng số 1.090 người nghiện ma túy, người bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2016, Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động Xã hội Xuân Trường đã tiếp nhận 20 người cai nghiện bắt buộc theo quyết định của Toà án, 104 người tự nguyện đến Trung tâm điều trị cai nghiện.

Trung tâm cũng đã hoàn tất công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực và các điều kiện đảm bảo hoạt động của cơ sở điều trị bằng chất thay thế Methadone tại trung tâm, và phục vụ cho việc tiếp nhận người bệnh tự nguyện đến trung tâm điều trị bắt đầu từ 1/7/2016.

Điều trị cho người nghiện tại Trung tâm CBGDLĐXH Xuân Trường

Bên cạnh đó, công tác vận động người nghiện tự nguyện vào Trung tâm điều trị cai nghiện trong 6 tháng đầu năm được đổi mới trên cơ sở lý thuyết quy trình tâm lý trị liệu và tạo điều kiện để gia đình người nghiện tham gia quy trình. Cán bộ của Trung tâm đã tích cực tuyên truyền làm người nghiện và gia đình người nghiện vượt qua sự nghi ngờ và hiểu ra những vấn đề có thể gặp do sử dụng ma túy; cùng người nghiện, gia đình người nghiện bàn bạc, phân tích những điểm lợi và bất lợi liên quan đến thay đổi hành vi khi sử dụng ma túy, động viên và củng cố quyết tâm; chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, giúp người bệnh chọn biện pháp phù hợp để thay đổi hành vi. Để người nghiện tiếp cận với thông tin, Trung tâm xây dựng Chương trình phối hợp với công an các huyện, thành phố phát động công an các xã, phường, thị trấn làm nòng cốt, phối hợp với các cán bộ đoàn thể cơ sở tuyên truyền về các dịch vụ điều trị của Trung tâm. Đồng thời, giao nhiệm vụ cho nhân viên công tác xã hội của trung tâm tiếp xúc trực tiếp hoặc thông qua người nhà người đang cai nghiện tại trung tâm, làm công tác vận động người nghiện ở cộng đồng.

Nhìn chung, công tác tiếp nhận người nghiện ma túy vào chữa trị, cai nghiện được Trung tâm thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình. Công tác thiết lập hồ sơ, bệnh án, xây dựng phác đồ điều trị thích hợp cho từng học viên được coi trọng nên Trung tâm không để xảy ra tình trạng học viên tai biến trong điều trị, không có học viên tử vong. Công tác quản lý, giáo dục được triển khai đồng bộ, bài bản. 100% học viên vào Trung tâm sau khi được điều trị cắt cơn, nâng cao thể trạng đều được học tập nội quy, quy chế của đơn vị và được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực công tác cai nghiện phục hồi, được tham gia lao động trị liệu, phục hồi sức khỏe. Gần 70% được tiếp tục chuyển sang giai đoạn quản lý sau cai nghiện và được học nghề, tham gia lao động, sản xuất. Qua khảo sát thực tế số người nghiện ma túy vào chữa trị cai nghiện tại Trung tâm cho thấy, có hơn 80% số người nghiện sử dụng hình thức tiêm chích. Đây là nhóm có nguy cơ cao làm lan truyền HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu khác. Để góp phần giảm các tác hại do nghiện chích ma túy gây ra, đi đôi với các hoạt động chữa trị, cắt cơn, phục hồi sức khỏe, quản lý, giáo dục và dạy nghề cho người nghiện ma túy, Trung tâm đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, tư vấn cho đối tượng. Sau khi được tư vấn, các học viên từ chỗ thụ động đã trở nên chủ động trong việc phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS cho bản thân và cho những người xung quanh. Ngoài công tác tư vấn trực tiếp, hằng tuần Trung tâm đều tổ chức một buổi giáo dục chuyên đề cho toàn thể học viên với các nội dung chủ yếu như: ma túy và tác hại của ma túy, kiến thức cơ bản về HIV/AIDS, phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS hay các chuyên đề liên quan đến giáo dục hành vi, nhân cách, tạo lập thái độ, hành vi ứng xử trong cộng đồng. Các buổi sinh hoạt chuyên đề được tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau như đối thoại trực tiếp, đưa ra vấn đề cùng thảo luận hoặc thông qua tài liệu, phim ảnh… Cùng với các hoạt động tư vấn, xét nghiệm, Trung tâm đã tổ chức tiếp nhận thuốc và điều trị ARV cho các học viên nhiễm HIV/AIDS. Tất cả các học viên nói trên đều đáp ứng thuốc và đảm bảo quy trình, phác đồ điều trị đạt hiệu quả. Ngoài ra, công tác phòng, chống HIV/AIDS tại Trung tâm đã nhận được sự phối hợp, hỗ trợ của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh cả về kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, tư vấn cũng như các phương tiện truyền thông, bên cạnh đó là sự nhiệt tình, tích cực của đội ngũ cán bộ y tế, quản lý của Trung tâm, những người trực tiếp làm công tác chữa trị, quản lý và giáo dục người nghiện ma túy.Với những hoạt động tích cực trong phòng, chống HIV/AIDS cho người nghiện ma túy, người sau cai nghiện, Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - LĐXH huyện Xuân Trường đã tạo điều kiện cho các học viên nhiễm HIV/AIDS được tiếp cận, thụ hưởng các chương trình, phương pháp chăm sóc, điều trị HIV/AIDS cũng như phòng ngừa lây nhiễm ra cộng đồng./.

Mỹ Hạnh

TAG:
Tin khác
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Thủ đô: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025
Bác sĩ tí hon cao 90cm được vợ cõng đi chữa bệnh cho hơn 2.000 người
Yêu cầu các địa phương báo cáo về nhu cầu và kinh phí hỗ trợ nhà ở cho người có công trước 15/1
Yên Bái phấn đấu xóa trên 2.200 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
Thị trường mỹ phẩm cận Tết Nguyên Đán: 'Thật giả lẫn lộn'
Cục Người có công tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024
Cô sinh viên hộ nghèo xây nhà báo hiếu bố mẹ ở tuổi 24
Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Nội triển khai cho vay các đối tượng đặc thù từ nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương