Văn hóa
Trang chủ / Văn hóa - Thể thao / Văn hóa
Nhiều hoạt động đặc sắc, trang nghiêm tại Lễ hội làng Bát Tràng
09:39 PM 24/03/2024
(LĐXH)- Trong 3 ngày, từ 23 đến 25-3- 2024 diễn ra Lễ hội làng Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) với nhiều hoạt động đặc sắc, nhiều nghi lễ truyền thống trang nghiêm thu hút đông đảo nhân dân, du khách. Đặc biệt là nghi thức rước nước, nước được lấy từ dòng Nhị Hà cho vào chóe cúng dâng vào đại đình và được dùng để cúng tế cả năm.
Lễ hội được tổ chức tại Đình Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Chủ tịch UBND xã Bát Tràng Phạm Huy Khôi cho biết: Gốm Bát Tràng có những sản phẩm gốm tâm linh thờ cúng, mỹ thuật, trang trí, gia dụng, xây dựng… đã và đang là thương hiệu, địa chỉ hàng hóa đã được khẳng định chất lượng trên thị trường trong nước và quốc tế. Xứng danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, làng gốm Bát Tràng có những giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc, thể hiện qua các sản phẩm, công trình kiến trúc lâu đời, qua những lễ hội và nghệ thuật ẩm thực độc đáo…
Thông qua lễ hội, người dân trong làng cầu mong “Mưa thuận gió hòa” “Quốc thái dân an”,“ Dân sinh an lành hạnh phúc “ Sản xuất tiêu thụ hanh thông”.
Lễ hội gồm các hoạt động: Giao hiếu với 4 làng; thi đấu thể thao, các trò chơi dân gian và 3 đêm liên hoan văn nghệ quần chúng...
Thông qua hội xuân truyền thống làng gốm, dân làng cầu mong “Mưa thuận gió hòa”, “Quốc thái dân an”, “Dân sinh an lành hạnh phúc", “Sản xuất tiêu thụ hanh thông”, “Tăng cường khối đại đoàn kết”…
Đặc biệt, buổi tối ngày thứ ba diễn ra lễ hội, sẽ có hoạt động thả hoa đăng, đốt pháo bông trên dòng Nhị Hà.
Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm với cờ phướn và kiệu đỏ rực rỡ giữ một vùng.
Chủ tế lễ sau khi dâng lễ lên thần sông sẽ đại diện dân làng xin nước thiêng từ sông Hồng và lọc qua tấm vải đỏ để rước nước về Đình cổ Bát Tràng.
Lễ rước nước là nghi thức quan trọng nhất của lễ hội, phần nghi lễ được thực hiện nghiêm trang.
Hội làng cũng là dịp để người dân xã Bát Tràng tưởng nhớ và tri ân công đức của các bậc Thánh thần, Thành hoàng làng, các bậc tiền nhân tiên tổ. Đồng thời giáo dục truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc và nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, góp phần xây dựng quê gốm Bát Tràng ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Làng gốm sứ Bát Tràng nằm ở ven sông Hồng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội là làng gốm lâu đời và nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Gốm Bát Tràng đã trở thành thương hiệu, là địa chỉ hàng hóa đã được khẳng định chất lượng trên thị trường trong nước và quốc tế với các loại hình sản phẩm phổ biến như gốm tâm linh thờ cúng, gốm mĩ thuật trang trí, gốm gia dụng và gốm xây dựng…
Mâm lễ dâng lên rất hoành tráng được gọi là tam chính gồm 1 con trâu tơ thui béo, 1 con dê thui béo, 1 con heo sữa quay.
Không chỉ nổi tiếng với nghề gốm – di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, Bát Tràng còn được biết đến như một ngôi làng mang những giá trị văn hoá, lịch sử đặc sắc, ẩn chứa qua các công trình kiến trúc đồ sộ, hoành tráng, những lễ hội và nghệ thuật ẩm thực độc đáo…của một ngôi làng gần ngàn năm tuổi. Tất cả những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đó sẽ được tái hiện trong những ngày Hội làng./.
Thảo Lan
 
 
TAG: Lễ hội làng Bát Tràng xã Bát Tràng
Tin khác
Báo Nhân dân giới thiệu đợt truyền thông đặc biệt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Thành phố Hồ Chí Minh: Cờ hoa rực rỡ mừng đại lễ Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ( 30/4/1975 -30/4/2025)
Nữ giám đốc đến từ Thủ đô đăng quang Hoa hậu Nhân ái - Hoa hậu Doanh nhân Việt Nam Toàn cầu 2025
Chuỗi chương trình đặc biệt trên VTV kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam
Một triệu cuốn sách lan tỏa tri thức, giúp nông dân Việt làm giàu
Dự án “Yêu lắm Việt Nam”: Kết hợp công nghệ kết nối không dây và dữ liệu số để lan tỏa tình yêu đất nước
Khơi dậy tình yêu văn hóa truyền thống qua bộ sách “Vang danh nghề cổ”
Khép lại Giải bóng đá Khu công nghiệp Phố Nối A lần thứ I – Hyundai đăng quang ngôi vô địch
Lễ hội Cao bồi - Cowboy Town tại Công viên Thiên đường Bảo Sơn dịp 30/4 – 1/5