Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Thị xã Sơn Tây: Đào tạo nghề phù hợp với nông dân
11:26 AM 15/09/2020
LĐXH)- Thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, thị xã Sơn Tây (Hà Nội) có nhiều giải pháp thiết thực và phù hợp vói nông dân. Nhờ đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn từ 22% năm 2010 tăng lên 60,3% năm 2019.
Nhiều mô hình hiệu quả
Dẫn chúng tôi đi thăm mô hình nuôi chim bồ câu của gia đình, anh Lê Văn Thắng ở thôn Yên Mỹ, xã Thanh Mỹ (thị xã Sơn Tây) say sưa kể về hướng phát triển kinh tế sau khi được tham gia lớp đào tạo nghề theo Quyết định 1956. Anh Lê Văn Thắng chia sẻ, trước đây, gia đình nuôi chim bồ câu thả bãi. Từ năm 2016, sau khi học nghề kỹ thuật chăn nuôi gia cầm theo Quyết định 1956 do thị xã Sơn Tây và Hội Nông dân xã Thanh Mỹ tổ chức, anh chuyển sang nuôi chim bồ câu lồng, áp dụng khoa học kỹ thuật.
Mô hình nuôi chim bồ câu lồng của gia đình anh Lê Văn Thắng ở thôn Yên Mỹ, xã Thanh Mỹ (thị xã Sơn Tây)
Anh Lê Văn Thắng, cho biết: Chúng tôi thấy mô hình này rất hiệu quả, từ 200 đôi chim bồ câu cho thu nhập chỉ đủ cải thiện đời sống gia đình, sau hơn 4 năm phát triển thành 1.000 đôi doanh thu mỗi tháng gần 30 triệu đồng đã trừ các khoản chi phí. Hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần trồng lúa. Hiện nay, 4 lao động trong gia đình chỉ tập trung nuôi chim bồ câu lồng.
Cách nhà anh Lê văn Thắng không xa là trang trại của ông Kiều Văn Tảo ở thôn Yên Mỹ, xã Thanh Mỹ. Sau khi được tham gia các lớp tập huấn về trồng cây ăn quả áp dụng khoa học kỹ thuật, ông Kiều Văn Tảo đã triển khai tại trang trại nhà mình bằng việc nuôi bò kết hợp trồng bưởi, chanh, ổi... Chỉ vào những cây bưởi sai trĩu trịt quả, ông Kiều Văn Tảo phấn khởi nói: “Những cây này được trồng 4 – 5 năm trước, bây giờ bắt đầu ra quả. Lớp đào tạo nghề theo Quyết định 1956 đã trang bị cho tôi kỹ năng thâm canh tốt hơn. Bên cạnh đó, gia đình nuôi 6 cặp bò sinh sản, mỗi năm sinh 5 con bê cho thu nhập 80 – 90 triệu đồng”.
Mô hình của gia đình anh Lê Văn Thắng và ông Kiều Văn Tảo ở thôn Yên Mỹ, xã Thanh Mỹ chỉ là 2 trong số hàng trăm mô hình kinh tế hiệu quả ở thị xã Sơn Tây sau khi tham gia các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Gắn đào tạo với giải quyết việc làm
Hiệu quả của việc thực hiện Quyết định 1956 rất khả quan, thiết thực và phù hợp với người dân. Từ quan điểm này, Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Đông (thị xã Sơn Tây) Lê Minh Hoan, trao đổi: Năm 2019, xã mở 6 lớp đào tạo nghề cho LĐNT (3 lớp Trồng cây ăn quả và 3 lớp May công nghiệp). Tỷ lệ có việc làm nghề phi nông nghiệp đạt gần 100%; đối với nghề nông nghiệp, các gia đình có trang trại áp dụng luôn vào công việc trồng trọt, chăn nuôi. Số hộ nghèo của xã Sơn Đông từ trên 100 hộ (đầu năm 2019) đến cuối năm giảm còn 8 hộ. Theo kế hoạch, 4 tháng cuối năm 2020, xã Sơn Đông sẽ mở 4 lớp đào tạo nghề cho LĐNT gồm 2 lớp May công nghiệp và 2 lớp Trồng trọt.
Từ những kết quả của công tác đào tạo nghề cho LĐNT, 9 tháng năm 2020, thị xã Sơn Tây đã tổ chức lớp đào tạo nghề nông nghiệp với 175 học viên. Trong tháng 9 này, các xã của thị xã Sơn Tây sẽ tiếp tục mở các lớp cho 1.120 nông dân đã đăng ký.
Phó trưởng Phòng Lao động - TBXH thị xã Sơn Tây Nguyễn Thị Thu Hiền: cho biết: Năm 2019, thị xã đã tổ chức 32 lớp đào tạo nghề cho 1.120 học viên với 8 lớp nghề phi nông nghiệp và 24 lớp nghề nông nghiệp. Thị xã luôn quan tâm và tạo điều kiện cho các đối tượng yếu thế tham gia các lớp học như có 68 người thuộc hộ nghèo, 129 người thuộc hộ cận nghèo, 47 người hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng... Đã có 923 học viên LĐNT có việc làm sau học nghề, đạt 82,4%.
"Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề cho LĐNT theo Quyết định 1956 trên địa bàn thị xã Sơn Tây vẫn còn có những trở ngại. Đến nay, thị xã chưa lựa chọn được mô hình điểm để dạy nghề. Nhu cầu học nghề của người lao động còn phân tán, theo nhiều nghề, địa phương khác nhau nên khó hình thành lớp. Đáng chú ý, giải quyết việc làm đối với lao động học nghề phi nông nghiệp khó khăn do doanh nghiệp tuyển dụng ít" - Phó trưởng Phòng Lao động – TBXH Nguyễn Thị Thu Hiền, thôn tin.
Trước thực tế này, Đoàn kiểm tra tình hình thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của thành phố Hà Nội đã tiếp thu những vướng mắc và có các giải đáp kịp thời. Trong đó, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tạ Văn Tường, Trưởng đoàn kiểm tra gợi ý: Cảnh quan nông thôn ở thị xã Sơn Tây rất đẹp, vì thế có thể nghiên cứu nông nghiệp, làng nghề kết hợp du lịch là trải nghiệm rất tốt cho du khách. Ngoài doanh nghiệp, nên tận dụng các HTX, trang trại cũng có nhu cầu tuyển dụng lao động để nâng tỷ lệ lao động có việc làm sau học nghề, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống gia đình...
Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Lê Đại Thăng, đánh giá: Lao động sau đào tạo nghề theo Quyết định 1956 có việc làm đã góp phần ổn định an ninh trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Nhiều địa phương đã gắn chương trình xây dựng nông thôn mới với nhiệm vụ đào tạo nghề, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động theo hướng từ nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp.

Lê Hoàng

TAG:
Tin khác
Thanh Hóa: Nhiều kết quả đáng ghi nhận từ dự án hỗ trợ việc làm bền vững
Huyện Yên Bình (Yên Bái) tích cực hỗ trợ việc làm bền vững cho lao động
Hà Tĩnh xây dựng Sàn giao dịch việc làm hỗ trợ thông tin việc làm bền vững
Hà Giang chủ động cung cấp thông tin thị trường lao động tạo việc làm bền vững cho hộ nghèo
Huyện Phong Thổ (Lai Châu): Tích cực hỗ trợ việc làm bền vững cho người lao động
Nam Định cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tạo việc làm cho người lao động
Huyện Trà Cú (Trà Vinh) tổ chức thu thập thông tin thị trường lao động
Thành phố Hà Giang tạo điều kiện tối đa để lao động hộ nghèo tiếp cận việc làm bền vững
Đăk Tô tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững