Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Phát huy hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Nam Định
10:36 AM 16/09/2020
(LĐXH) – Những năm qua, các cấp, ngành và các địa phương trong tỉnh Nam Định đã tích cực triển khai các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đạt được những kết quả khả quan, góp phần làm thay đổi ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo và các mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Tỉnh Nam Định có dân số hơn 1,8 triệu người, trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 58,5%. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tỉnh Nam Định đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó có việc đẩy mạnh thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Hàng năm, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền công tác đào tạo nghề cho trên 1.500 nghìn người là chi hội trưởng chi Hội Nông dân, chi Hội Phụ nữ thôn, xóm ở các huyện; Phát hành 4.800 cuốn Bản tin Việc làm - Dạy nghề, trên 120 nghìn tờ rơi, hơn 2.000 cuốn sách “Hệ thống các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Nam Định” tuyên truyền chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về lĩnh vực dạy nghề và việc làm. 
Năm 2019, toàn tỉnh có 111.360 hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp
Năm 2019, các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh tuyển sinh đào tạo 34.284 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 45%. Riêng 6 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh đã tuyển sinh 16.544 người, đạt 47% kế hoạch. Dự kiến năm 2020, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh tuyển mới 35.200 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 46%; tỷ lệ lao động sau học nghề có việc làm ổn định đạt trên 85%, với mức thu nhập trên 3,5 triệu đồng/người/tháng. Trong công tác giải quyết việc làm, theo thống kê hàng năm, học sinh, sinh viên tốt nghiệp hệ trung cấp, cao đẳng ra trường có việc làm ngay đạt trên 90%, mức lương bình quân từ 5-7 triệu đồng/tháng.
Bên cạnh đó, năm 2019, có 111.360 hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp; ngày càng xuất hiện nhiều điển hình nông dân sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất. Tiêu biểu như các ông: Trần Văn Huấn, xã Mỹ Phúc (Mỹ Lộc) với mô hình nuôi đông trùng hạ thảo; Ngô Văn Ánh, xã Trực Cường (Trực Ninh) với mô hình nuôi cá lồng trên sông Ninh Cơ; Nguyễn Văn Công, xã Hải Xuân (Hải Hậu) với mô hình nuôi gà lấy trứng; Vũ Đình Tuấn, xã Yên Phúc (Ý Yên) với mô hình nuôi cá lồng trên sông Đào; Trần Thanh Năm, xã Xuân Vinh (Xuân Trường) với mô hình nuôi cá trắm đen… Các mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại tổng hợp, hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị mang lại hiệu quả kinh tế cao được hình thành. Điển hình là mô hình liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao gắn với xây dựng thương hiệu gạo Nam Định giữa Công ty TNHH Toản Xuân với 80 hộ nông dân trên diện tích hơn 1.500ha; chuỗi liên kết sản xuất chế biến nông sản sấy của Công ty Minh Dương... Năm 2019, các cấp HND trong tỉnh xây dựng mới được 32 mô hình kinh tế tập thể, 8 tổ hội nghề nghiệp, nâng tổng số tổ hợp tác, hợp tác xã toàn tỉnh lên 93 mô hình, tổ hội nghề nghiệp lên 31 mô hình. Qua đó đã gắn kết nông dân cùng nhau phát triển sản xuất, nâng cao giá trị hàng hóa, tạo ra vùng sản xuất tập trung. Một số mô hình tiêu biểu như: Tổ hợp tác VAC xã Hiển Khánh (Vụ Bản) với 11 thành viên; Tổ hợp tác sản xuất bún sạch phường Cửa Nam (thành phố Nam Định) với 15 thành viên; Tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản xã Xuân Vinh (Xuân Trường) với 26 thành viên; Tổ hợp tác thu mua và chế biến lạc xã Yên Nhân (Ý Yên) với 14 thành viên; Tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh hoa cây cảnh xã Điền Xá (Nam Trực) với 24 thành viên…
Có thể thấy, qua các chương trình đào tạo nghề đã giúp cho lao động nông thôn ở Nam Định có thêm kinh nghiệm, kiến thức khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, nâng cao tay nghề, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, tăng thu nhập cải thiện đời sống./.
Minh Hưng

TAG:
Tin khác
Thanh Hóa: Nhiều kết quả đáng ghi nhận từ dự án hỗ trợ việc làm bền vững
Huyện Yên Bình (Yên Bái) tích cực hỗ trợ việc làm bền vững cho lao động
Hà Tĩnh xây dựng Sàn giao dịch việc làm hỗ trợ thông tin việc làm bền vững
Hà Giang chủ động cung cấp thông tin thị trường lao động tạo việc làm bền vững cho hộ nghèo
Huyện Phong Thổ (Lai Châu): Tích cực hỗ trợ việc làm bền vững cho người lao động
Nam Định cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tạo việc làm cho người lao động
Huyện Trà Cú (Trà Vinh) tổ chức thu thập thông tin thị trường lao động
Thành phố Hà Giang tạo điều kiện tối đa để lao động hộ nghèo tiếp cận việc làm bền vững
Đăk Tô tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững