Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Nghệ An đào tạo nghề cho 578.709 lượt lao động nông thôn
03:02 PM 29/09/2020
(LĐXH)- Thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ về Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020, 10 năm qua, tỉnh Nghệ An đã đào tạo cho 578.709 lượt lao động nông thôn, đạt 112% kế hoạch.
Qua đó đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh từ 37% năm 2010 lên 63% năm 2019; bước đầu đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong các ngành nghề công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông lâm ngư nghiệp, góp phần thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Hiện nay, Nghệ An hiện có 65 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và có đăng ký hoạt động GDNN, gồm: 9 trường cao đẳng, 14 trường trung cấp, 20 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 22 cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 41 cơ sở công lập, chiếm 63,08% và 24 cơ sở ngoài công lập chiếm 36,92%. Tất cả cơ sở GDNN tham gia đào tạo nghề cho LĐNT có cơ cấu ngành, nghề và trình độ đào tạo cơ bản, đáp ứng nhu cầu của người học, thị trường sử dụng lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh.

Các sản phẩm nông nghiệp nông thôn của người lao động qua đào tạo nghề được thị trường đón nhận tích cực

Nhờ xác định được những hình thức đào tạo phù hợp với người lao động nên đa số học viên sau khi học nghề đã tự tạo việc làm, áp dụng kiến thức được học vào trong công việc lao động sản xuất, tiết kiệm được thời gian lao động, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần lớn trong xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, công tác giải quyết việc làm cho người học sau tốt nghiệp được các cơ sở GDNN thực hiện có hiệu quả, giai đoạn 2011 - 2015, tỷ lệ có việc làm đạt 72,89%, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 78,2% với mức thu nhập bình quân từ 4,5 - 5 triệu đồng/tháng. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 33% năm 2010 lên 63% năm 2019, trong đó, qua đào tạo nghề từ 30% lên 58,1%.
Bà Hồ Thị Châu Loan, Phó Giám đốc Sở Lao động – TBXH cho biết: Giai đoạn 2011 - 2020, Nghệ An đào tạo nghề cho 772.863 lượt người, trong đó LĐNT là 578.709 lượt người, vượt 10% mục tiêu đề ra. Công tác giải quyết việc làm cho người học sau tốt nghiệp được các cơ sở GDNN đẩy mạnh thông qua việc gắn kết với doanh nghiệp và được thực hiện có hiệu quả. Một số trường đào tạo nghề đã làm tốt việc cam kết giải quyết việc làm cho người học sau tốt nghiệp, gắn với tìm kiếm thị trường lao động. 10 năm qua, trong tổng số 521.115 người học tốt nghiệp thì có khoảng 80% có việc làm ổn định, trong đó: 62.755 người làm việc tại các doanh nghiệp trong tỉnh, 130.318 làm việc trong các doanh nghiệp ngoài tỉnh, 55.529 người làm việc có thời hạn ở nước ngoài và 141.277 người tự tạo việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn.
Đến nay, một số địa phương trong tỉnh Nghệ An đã triển khai các mô hình dạy nghề cho LĐNT có hiệu quả như các huyện: Yên Thành với nghề trồng nấm, may công nghiệp; Quỳnh Lưu với nghề mây tre đan, may công nghiệp; Diễn Châu với mô hình may công nghiệp, chế biến nước mắm sạch; Nghĩa Đàn với nghề nuôi ong, nuôi gà, trồng cây ăn quả; Con Cuông với nghề trồng cam, trồng chè, dệt thổ cẩm... Điển hình, một số lao động sau khi học nghề đã thành lập trang trại, HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ với thu nhập cao, như: ông Ngô Văn Tứ (xã Nghĩa Long, huyện Nghĩa Đàn) với mô hình chăn nuôi gà, thu nhập 400 triệu đồng/năm; bà Nguyễn Thị Vân (xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp) với mô hình chăn nuôi lợn, thu nhập 400 triệu đồng/năm; ông Nguyễn Phùng Khởi (xã Trung Sơn, huyện Đô Lương) với mô hình trồng dưa lưới, thu nhập 250 triệu đồng/năm…
Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho LĐNT cũng được Nghệ An triển khai hiệu quả. Cụ thể, trong giai đoạn 2011 - 2020, toàn tỉnh có 82.644 l LĐNT hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng theo Quyết định 1956 với tổng kinh phí 142,784 tỷ đồng.
Định hướng về việc đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT, Phó Giám đốc Sở Lao động – TBXH Hồ Thị Châu Loan, trao đổi: Thời gian tới, Nghệ An sẽ tiếp tục thực hiện tốt các chương trình, đề án, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với chương trình hành động thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025. Đồng thời, đổi mới hình thức, phương pháp đào tạo nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học sinh, sinh viên; thực hiện đào tạo gắn với nhu cầu xã hội, doanh nghiệp và thị trường sử dụng lao động; Đào tạo nghề gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề…
Sở Lao động - TBXH sẽ đánh giá lại tính hiệu quả của công tác đào tạo nghề, chú trọng tạo cơ hội việc làm cho người học ngay trên địa bàn; kịp thời chỉ đạo các cơ sở GDNN có cơ chế chính sách đào tạo nghề cho đối tượng mất việc do dịch bệnh, các lao động về từ vùng dịch, góp phần giảm tình trạng thất nghiệp chung cho cả tỉnh Nghệ An.

Chí Tâm

TAG:
Tin khác
Thanh Hóa: Nhiều kết quả đáng ghi nhận từ dự án hỗ trợ việc làm bền vững
Huyện Yên Bình (Yên Bái) tích cực hỗ trợ việc làm bền vững cho lao động
Hà Tĩnh xây dựng Sàn giao dịch việc làm hỗ trợ thông tin việc làm bền vững
Hà Giang chủ động cung cấp thông tin thị trường lao động tạo việc làm bền vững cho hộ nghèo
Huyện Phong Thổ (Lai Châu): Tích cực hỗ trợ việc làm bền vững cho người lao động
Nam Định cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tạo việc làm cho người lao động
Huyện Trà Cú (Trà Vinh) tổ chức thu thập thông tin thị trường lao động
Thành phố Hà Giang tạo điều kiện tối đa để lao động hộ nghèo tiếp cận việc làm bền vững
Đăk Tô tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững