Phòng, chống TNXH
Trang chủ / Xã hội / Phòng, chống TNXH
Nâng cao nhận thức về phòng chống mua bán người
03:01 PM 07/09/2020
Để đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm mua bán người nói riêng hiệu quả, với phương châm phòng ngừa là chính, 5 năm qua, Bộ Tư lệnh BĐBP đã tập trung chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức cảnh giác, tích cực tham gia phòng chống mua bán người (PCMBN) cho nhân dân khu vực biên giới, tập trung vào nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị mua bán.
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2546/QĐ-TTg ngày 31-12-2015 về phê duyệt Chương trình PCMBN giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch số 15/KH-BCĐ ngày 19-1-2016 của Ban Chỉ đạo 138 Chính phủ về triển khai thực hiện Chương trình PCMBN giai đoạn 2016-2020, Bộ Tư lệnh BĐBP đã tham mưu cho Bộ Quốc phòng ban hành các quyết định, kế hoạch thực hiện cũng như phê duyệt Tiểu đề án 2 “Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người khu vực biên giới, biển và hải đảo” của BĐBP thuộc Đề án 2 Chương trình PCMBN giai đoạn 2016-2020. Đồng thời, tham mưu, đề xuất Bộ Tổng tham mưu QĐND Việt Nam ban hành Quyết định số 1670/QĐ-TM ngày 31-10-2017 thành lập Phòng PCMBN thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ Tư lệnh BĐBP và giao nhiệm vụ PCMBN cho các đơn vị BĐBP.
Trên cơ sở các nội dung của Tiểu đề án 2 được phê duyệt, Bộ Tư lệnh BĐBP đã chỉ đạo các đơn vị trong toàn lực lượng triển khai đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng, tập trung vào các biện pháp nghiệp vụ cơ bản, nắm chắc diễn biến tình hình hoạt động của tội phạm mua bán người; tổ chức các hộp thư tố giác tội phạm, đường dây nóng tại các địa bàn trọng điểm, phức tạp. Đồng thời, tăng cường tuần tra, kiểm soát chặt chẽ biên giới, vùng biển, đặc biệt là các đường mòn, lối mở qua lại biên giới, để kịp thời phát hiện, ngăn chặn hoạt động của tội phạm mua bán người ngay từ biên giới.

Các nạn nhân được BĐBP giải cứu tại khu vực vực biên giới thôn Nà Han, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn
Bên cạnh đó, Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức ký kết quy chế phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan như: các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công an; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Bộ Thông tin và Truyền thông... trong công tác phòng, chống tội phạm mua bán người, trao đổi thông tin, tập huấn nghiệp vụ đấu tranh các chuyên án mua bán người và tiếp nhận, hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân bị mua bán; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho quần chúng nhân dân khu vực biên giới và các xã ven biển. Chỉ đạo các đơn vị chủ động phối hợp với lực lượng công an xã, phường, thị trấn biên giới làm tốt công tác quản lý an ninh trật tự, tạm trú, tạm vắng; quản lý chặt chẽ các cơ sở dịch vụ, kinh doanh có nhạy cảm (như nhà hàng, khách sạn, quán karaoke, massage...) để chủ động phát hiện, ngăn chặn hoạt động của tội phạm mua bán người.
Trong đó, các đơn vị BĐBP đã tổ chức tuần tra đơn phương được 102.408 lượt/677.537 lượt cán bộ, chiến sĩ; phối hợp tuần tra song phương 748 lượt/10.034 lượt cán bộ, chiến sĩ, phát hiện và xử lý 2.417 vụ/10.692 đối tượng vi phạm Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới. Phối hợp với lực lượng công an các địa phương giáo dục, răn đe và đưa ra kiểm điểm trước dân 685 lần/2.285 đối tượng; trao đổi thông tin về tình hình tội phạm với lực lượng công an các cấp 58.127 lần.
Các đơn vị BĐBP trên các tuyến biên giới cũng chủ động phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia bảo vệ biên giới, phòng chống tội phạm nhằm nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức cảnh giác, tích cực tham gia PCMBN cho quần chúng nhân dân khu vực biên giới; chú trọng vào tuyên truyền, phổ biến, tư vấn pháp luật, chính sách tái hòa nhập cộng đồng, xóa bỏ mặc cảm cho nạn nhân bị mua bán... được 106.652 buổi/ 4.437.100 lượt người nghe; cấp phát 21.559 tờ rơi, áp phích, pa nô cùng hàng nghìn bài viết về PCMBN.
Song song với công tác tuyên truyền, các đơn vị đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh và các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo việc làm để nâng cao đời sống nhân dân khu vực biên giới. Đồng thời, trực tiếp xây dựng hàng nghìn mô hình giúp dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; thực hiện hiệu quả các Chương trình: “Bò giống giúp người nghèo biên giới” do Bộ Tư lệnh BĐBP phối hợp với Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel tổ chức; “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” do Bộ Tư lệnh BĐBP phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức; “Nâng bước em tới trường”; mô hình “Con nuôi đồn Biên phòng”...; tổ chức khám chữa bệnh cho 491.727 lượt người dân và cấp thuốc miễn phí trị giá 27.910 triệu đồng.
Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư lệnh BĐBP, các đơn vị trong toàn lực lượng xây dựng các kế hoạch và phối hợp thực hiện tốt các Hiệp định, thỏa thuận hợp tác song phương về PCMBN mà Chính phủ ký kết với Chính phủ các nước: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Australia và bản ghi nhớ hợp tác giữa Việt Nam-Vương quốc Anh, Bắc Ai Len... Đặc biệt, thực hiện Thỏa thuận giao lưu công tác chính trị giữa Bộ Tư lệnh BĐBP với Cục Quản lý di dân, Bộ Công an Trung Quốc và Chỉ thị 2219/CT-BTLBP ngày 19-9-2012 về “Tổ chức phong trào kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới”..., Bộ Chỉ huy BĐBP các tỉnh, thành phố đã lồng ghép các hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới, kiểm soát xuất nhập cảnh, đấu tranh phòng chống tội phạm, duy trì an ninh, trật tự khu vực biên giới với các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCMBN cho nhân dân cư trú hai bên biên giới.
Cùng với công tác đấu tranh, trấn áp tội phạm mua bán người, BĐBP các tỉnh, thành phố cũng tổ chức tốt công tác tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ các nạn nhân bị mua bán, áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và đảm bảo bí mật thông tin, tài liệu liên quan đến nạn nhân. Đối với các nạn nhân không muốn đến các Trung tâm công tác xã hội, Nhà Nhân ái, Ngôi nhà bình yên để được trợ giúp mà có nguyện vọng được trở về gia đình, các đơn vị BĐBP hỗ trợ tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi đường cho nạn nhân và người thân của họ, đồng thời hướng dẫn làm các thủ tục để nhận chế độ hỗ trợ theo quy định.
Kết quả, tổng kết 5 năm thực hiện Tiểu đề án 2 về “Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người khu vực biên giới, biển và hải đảo” thuộc Đề án 2, Chương trình PCMBN giai đoạn 2016-2020, Bộ Tư lệnh BĐBP đã tổ chức được 9 đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người; xác lập và đấu tranh thành công 62 chuyên án, 12 vụ án triệt phá các đường dây mua bán người (trong đó, chủ trì 59 chuyên án, 11 vụ án; phối hợp với C02, Bộ Công an đấu tranh 3 chuyên án, 1 vụ án). Đồng thời, chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng trong và ngoài nước giải cứu, tiếp nhận, trao trả và xử lý 306 vụ/204 đối tượng liên quan đến 624 nạn nhân.
Điển hình như Chuyên án 219H, sau khi nhận được đơn trình báo của gia đình nạn nhân ngày 13-2-2019, Cục Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP đã phối hợp với BĐBP Hà Giang giải cứu thành công 1 nạn nhân (quê ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn). Qua điều tra, xác minh, các đối tượng phạm tội đều cư trú trú tại tỉnh Tuyên Quang và Bắc Kạn, do vậy, Cục Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP đã đề xuất Cục C02, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với A06, Bộ Công an, Công an tỉnh Tuyên Quang, Bắc Kạn, BĐBP Hà Giang, Cục Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP xác lập Chuyên án 219H để đấu tranh, triệt phá. Kết quả, lực lượng đấu tranh chuyên án đã bắt 4 đối tượng, chuyển giao cho Công an tỉnh Bắc Kạn khởi tố vụ án mua bán người, khởi tố bị can và hoàn chỉnh hồ sơ truy tố các đối tượng.
Có thể khẳng định, 5 năm qua, thực hiện Tiểu đề án 2 về “Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người khu vực biên giới, biển và hải đảo” thuộc Đề án 2, Chương trình PCMBN giai đoạn 2016-2020, với phương châm phòng ngừa là chính, BĐBP đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của nhân dân khu vực biên giới trong PCMBN; giúp các nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng. Đồng thời, góp phần cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cư dân biên giới, xây dựng địa bàn trong sạch, hạn chế thấp nhất điều kiện hoạt động của tội phạm, tệ nạn xã hội ở khu vực biên giới.
 
PV
 
TAG:
Tin khác
Quét mã QR trên Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia để ủng hộ người khuyết tật, trẻ mồ côi
Nam Định: Đổi mới công tác bảo hiểm xã hội, góp phần bảo vệ quyền lợi của người lao động
Kết quả thực hiện công tác phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán ở Long An
Hiệu quả mô hình “Tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về tái hòa nhập cộng đồng” ở Đồng Nai
Herbalife Việt Nam đồng hành cùng Báo Tuổi Trẻ tổ chức Cuộc Thi Lan Tỏa Năng Lượng Tích Cực lần thứ năm liên tiếp
Chương trình Đi bộ từ thiện Đinh Thiện Lý: 20 năm những bước chân chia sẻ
TP.HCM: Người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH được nhận gộp lương 2 tháng trước Tết
Quảng Ngãi nâng cao năng lực cho tình nguyện viên phòng, chống mua bán người
'Tháp Eiffel bốc cháy': Cách phân biệt tin giả thời AI