Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Nam Định: Tích cực hỗ trợ, tư vấn và dạy nghề cho nông dân
04:16 PM 25/09/2020
(LĐXH) – Thời gian qua, các cấp, ngành tỉnh Nam Định đã triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp, nông thôn, trong đó có việc tích cực hỗ trợ, tư vấn và dạy nghề cho nông dân.
Năm qua, Hội Nông dân các huyện, thành phố đã đẩy mạnh tuyên truyền, đăng ký nhu cầu học nghề của nông dân và tổ chức 67 lớp dạy nghề cho trên 2.000 lượt người. Tiêu biểu như Hội Nông dân huyện Hải Hậu phối hợp tổ chức 4 lớp may công nghiệp tại các xã Hải Cường, Hải Toàn, Hải Minh; 2 lớp nuôi trồng thủy sản và chăm sóc cây cảnh tại các xã Hải Anh, Hải Đường; Hội Nông dân các xã Hải Ninh, Hải Lộc, Hải Hưng phối hợp với doanh nghiệp, các trường nghiệp vụ mở 5 lớp dạy nghề cho 235 hội viên. Hội Nông dân huyện Nghĩa Hưng phối hợp tổ chức được 17 lớp dạy nghề cho 590 lao động gồm các lớp đan cói, may công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, trồng cây cảnh. Hội Nông dân thành phố Nam Định phối hợp với Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm thành phố tổ chức lớp đào tạo nghề cho 14 học viên xã Lộc An học tại Trung tâm; 2 lớp trồng rau sạch, 1 lớp chăn nuôi tại phường Mỹ Xá; 1 lớp trồng rau sạch tại xã Nam Vân với tổng số 154 học viên tham gia. Hội Nông dân huyện Vụ Bản phối hợp với Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh duy trì 3 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn tại các xã Hiển Khánh. Cộng Hòa và Liên Minh; Hội Nông dân các xã, thị trấn phối hợp với các ngành tổ chức dạy nghề cho 90 hội viên…
Nhờ các hoạt động hỗ trợ, tư vấn và dạy nghề, nông dân đã biết vận dụng kiến thức,
áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, mang lại giá trị kinh tế cao
Cùng với hoạt động đào tạo nghề, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh cũng chú trọng khai thác các nguồn vốn giúp nông dân phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm. Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp tiếp tục tăng trưởng và phát huy hiệu quả. Đến nay, tổng nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân toàn tỉnh đạt trên 25,3 tỷ đồng cho 1.041 hộ vay, giúp hội viên phát triển sản xuất, kinh doanh. Nhiều dự án đầu tư đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực. Điển hình như mô hình nuôi cá trắm đen tại xã Mỹ Hà (Mỹ Lộc); nuôi cá bống bớp tại thị trấn Rạng Đông (Nghĩa Hưng); nuôi trồng thủy sản tại xã Giao Hải (Giao Thủy); dệt lưới cước tại xã Hải Lộc (Hải Hậu)… Bên cạnh đó, Hội còn tín chấp từ Ngân hàng NN và PTNT với tổng dư nợ 9.531 tỷ đồng cho 60.458 hộ vay; nhận ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội với tổng dư nợ 1.169 tỷ đồng cho 40.327 hộ vay.
Ngoài ra, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã đẩy mạnh phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; chỉ đạo xây dựng các mô hình phát triển kinh tế; hỗ trợ xây dựng chi hội, tổ hội nghề nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tạo thêm nhiều việc làm cho hội viên. Năm 2019, có 111.360 hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp; ngày càng xuất hiện nhiều điển hình nông dân sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất. Tiêu biểu như các ông: Trần Văn Huấn, xã Mỹ Phúc (Mỹ Lộc) với mô hình nuôi đông trùng hạ thảo; Ngô Văn Ánh, xã Trực Cường (Trực Ninh) với mô hình nuôi cá lồng trên sông Ninh Cơ; Nguyễn Văn Công, xã Hải Xuân (Hải Hậu) với mô hình nuôi gà lấy trứng; Vũ Đình Tuấn, xã Yên Phúc (Ý Yên) với mô hình nuôi cá lồng trên sông Đào; Trần Thanh Năm, xã Xuân Vinh (Xuân Trường) với mô hình nuôi cá trắm đen… Các mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại tổng hợp, hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị mang lại hiệu quả kinh tế cao được hình thành. Điển hình là mô hình liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao gắn với xây dựng thương hiệu gạo Nam Định giữa Công ty TNHH Toản Xuân với 80 hộ nông dân trên diện tích hơn 1.500ha; chuỗi liên kết sản xuất chế biến nông sản sấy của Công ty Minh Dương
Thời gian qua, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Nam Định đã không ngừng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng việc triển khai các hoạt động hỗ trợ, tư vấn và dạy nghề cho nông dân. Trung tâm đã tích cực phối hợp với các công ty, doanh nghiệp cung ứng chế phẩm sinh học ET sử dụng cho cây lúa, cây rau màu; chế phẩm Sumitri xử lý rơm rạ sau thu hoạch; Lắp đặt hàng nghìn bể biogas bằng công nghệ composit cho các hộ chăn nuôi theo mô hình gia trại, trang trại; Đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề, tập huấn khoa học kỹ thuật cho hội viên… Riêng năm 2019, đơn vị đã trực tiếp tổ chức và phối hợp tổ chức 33 buổi tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho trên 3.000 hội viên; tổ chức 13 lớp dạy nghề về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, may công nghiệp cho 384 lượt người; phối hợp với các ngành tổ chức 45 lớp cho trên 2.000 lượt người. Sau học nghề, tỷ lệ hội viên có việc làm đạt trên 85%; nhiều nông dân đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất mang lại hiệu quả, nâng cao thu nhập.
Nhờ các hoạt động hỗ trợ, tư vấn và dạy nghề, nông dân tỉnh Nam Định đã biết vận dụng kiến thức, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, mang lại giá trị kinh tế cao. Góp phần đáng kể vào công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở địa phương./.
Hiền Minh
TAG:
Tin khác
Thanh Hóa: Nhiều kết quả đáng ghi nhận từ dự án hỗ trợ việc làm bền vững
Huyện Yên Bình (Yên Bái) tích cực hỗ trợ việc làm bền vững cho lao động
Hà Tĩnh xây dựng Sàn giao dịch việc làm hỗ trợ thông tin việc làm bền vững
Hà Giang chủ động cung cấp thông tin thị trường lao động tạo việc làm bền vững cho hộ nghèo
Huyện Phong Thổ (Lai Châu): Tích cực hỗ trợ việc làm bền vững cho người lao động
Nam Định cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tạo việc làm cho người lao động
Huyện Trà Cú (Trà Vinh) tổ chức thu thập thông tin thị trường lao động
Thành phố Hà Giang tạo điều kiện tối đa để lao động hộ nghèo tiếp cận việc làm bền vững
Đăk Tô tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững