Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Đào tạo nghề cho LĐNT góp phần giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp và giảm nghèo bền vững ở Kiên Giang
11:20 AM 30/09/2020
(LĐXH) - Có thể nhận thấy, Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT ở Kiên Giang đã góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế nguồn lực con người trở thành một lợi thế so sánh trong thu hút và kêu gọi các nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp phát triển kinh tế - xã hội...
Đào tạo các nghề để chuyển đổi LĐNT sang làm việc trong các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ...
Thông qua đào tạo nghề cho LĐNT hàng năm đã góp phần giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, ổn định tình hình trật tự xã hội của địa phương; nâng cao chất lượng nguồn lao động, đặc biệt là khu vực nông thôn từng bước tiếp cận với tác phong làm việc theo hướng tác phong công nghiệp; sau học nghề người dân đã ứng dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng hàng hóa và dịch vụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng năng suất lao động.
Đặc biệt, đào tạo nghề đã tập trung vào 03 nhóm lĩnh vực chủ yếu sau:
- Đào tạo các nghề để chuyển đổi LĐNT sang làm việc trong các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ;
- Đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi;
- Đào tạo nghề phụ cho LĐNT để tạo việc làm trong những lúc nông nhàn, tăng thu nhập, tăng thời gian sử dụng lao động trong khu vực nông thôn.
Đối với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã, qua đánh giá của Sở Nội vụ, đến nay trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị của cán bộ, công chức được nâng lên rõ rệt, số cán bộ công chức cấp xã đạt chuẩn theo quy định chiếm 73,64%; số cán bộ công chức xã sử dụng được tin học trong công tác chuyên môn chiếm 75%, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Mặc dù đã đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh song kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và đáp ứng được yêu cầu đặt ra, nhất là chưa gắn với nhu cầu sản xuất, kinh doanh; lao động tốt nghiệp khi vào làm doanh nghiệp phải đào tạo lại mới có thể sử dụng được.
... và tăng thu nhậpcũng như thời gian sử dụng lao động trong khu vực nông thôn.
Bên cạnh đó, Đề án tuy đã được cấp ủy Đảng, Chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện nhưng sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành nhiều nơi chưa chặt chẽ, công tác tuyên truyền thiếu thông tin và thời lượng. Quá trình kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Đề án chưa thường xuyên. Chuyển biến trong đào tạo nghề cho LĐNT là đáng ghi nhận nhưng hiệu quả chưa cao, việc triển khai và nhân rộng các mô hình chưa sát với ngành nghề của người dân trên địa bàn. Thậm chí, một số địa phương chưa thực hiện tốt việc khảo sát nhu cầu học nghề, chuyển đổi nghề của LĐNT từ đó chưa phát huy việc đào tạo nghề gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động; nhiều nơi chưa xây dựng kế hoạch để đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ, nhằm đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.
Chưa lồng ghép một cách đồng bộ, có hiệu quả với các Đề án, dự án khác có liên quan như: đề án đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ, đề án xây dựng xã nông thôn mới. Sau đào tạo vẫn còn một bộ phận LĐNT không tìm được việc làm hoặc có việc làm nhưng không đúng với ngành nghề đã học. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên tại một số cơ sở đào tạo còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, một số cơ sở đào tạo không có giáo viên cơ hữu hoặc có giáo viên nhưng không phù hợp với ngành nghề đào tạo đã đăng ký hoạt động.
Nhằm từng bước khắc phục những khó khăn, vướng mắc trên, thời gian tới Kiên Giang sẽ tập trung vào một số giải pháp trọng tâm như: Chủ động tổ chức điều tra, phân tích, đánh giá đúng thực trạng nguồn LĐNT, trên cơ sở đó, xây dựng danh mục ngành nghề và xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tế. Khảo sát nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp, của thị trường lao động trên địa bàn để có kế hoạch đào tạo gắn với thực tập và giải quyết việc làm cho lao động tại doanh nghiệp. Lồng ghép, huy động các nguồn lực gắn với các chương trình có liên.../.
 NHB
 
TAG:
Tin khác
Thanh Hóa: Nhiều kết quả đáng ghi nhận từ dự án hỗ trợ việc làm bền vững
Huyện Yên Bình (Yên Bái) tích cực hỗ trợ việc làm bền vững cho lao động
Hà Tĩnh xây dựng Sàn giao dịch việc làm hỗ trợ thông tin việc làm bền vững
Hà Giang chủ động cung cấp thông tin thị trường lao động tạo việc làm bền vững cho hộ nghèo
Huyện Phong Thổ (Lai Châu): Tích cực hỗ trợ việc làm bền vững cho người lao động
Nam Định cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tạo việc làm cho người lao động
Huyện Trà Cú (Trà Vinh) tổ chức thu thập thông tin thị trường lao động
Thành phố Hà Giang tạo điều kiện tối đa để lao động hộ nghèo tiếp cận việc làm bền vững
Đăk Tô tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững