Giáo dục - Nghề nghiệp
Trang chủ / Giáo dục - Nghề nghiệp / Giáo dục - Nghề nghiệp
Cà Mau: Đào tạo nghề và giải quyết việc làm giúp giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi
08:56 PM 28/10/2024
(LĐXH) – Những năm qua, tỉnh Cà Mau đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; góp phần nâng cao kỹ năng, tay nghề, giúp người lao động có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững.
Để thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi tại Tiểu dự án 3 dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các đơn vị có liên quan  xây dựng kế hoạch thực tiểu dự án. Đồng thời, tham mưu UBND ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch đào tạo nghề giai đoạn 2023 - 2025 và triển khai đến các Sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố Cà Mau và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện. Phối hợp chặt với các đơn vị có liên quan rà soát các ngành nghề đào tạo thuộc lĩnh vực nông nghiệp, phi nông nghiệp để đề suất chính sách hỗ trợ phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho người học sau đào tạo tham gia thị trường lao động tạo việc làm bền vững.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp 03 Trường Cao đẳng xây dựng 03 bài giảng điện tử, bài giảng mô phỏng phục vụ công tác đào tạo các lớp sơ cấp và dưới 03 tháng; Chỉ đạo Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc Cà Mau phối hợp mở 01 lớp đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho lao động là người dân tộc thiểu số, người lao động là dân tộc kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời; thành lập Đoàn đi nghiên cứu xây dựng Khung năng lực cho cán bộ quản lý về giáo dục nghề nghiệp và hệ thống bảo đảm chất lượng; Phối hợp với Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau mở 02 lớp đào tạo nghề đan đát tại Ấp 6 và ấp 11 xã Khánh Lâm huyện U Minh; tổ chức Ngày hội tư vấn, giới thiệu việc làm, học nghề tại huyện U Minh; tổ chức Ngày hội tư vấn, giới thiệu việc làm, học nghề tại huyện Đầm Dơi.
Lớp dạy nghề đan móc len cho người dân ở Ấp 11, xã Khánh Lâm, huyện U Minh.
Tham gia lớp học nghề đan lát, chị Danh Bích Tuyền ở Ấp 11, xã Khánh Lâm chia sẻ: Biết thông tin huyện mở lớp dạy nghề đan lát cho người dân, mấy chị em trong ấp đã đăng ký theo học. Tham gia lớp học, chúng tôi được hỗ trợ các nguyên liệu để thực hành, được giáo viên hướng dẫn tận tình từ những thao tác cơ bản nhất. Đến nay, chúng tôi đã tự tay làm được các sản phẩm đơn giản như hoa, túi xách... “Tôi thấy nghề này khả quan, có đầu ra. Mình học xong có thể làm sản phẩm bán trên mạng như hay có thể đem ra thị trấn, thành phố bán vào các ngày lễ”- Chị Tuyền chia sẻ.
Được biết, lớp học được địa phương hỗ trợ đảm bảo đầu ra là cung ứng sản phẩm tại địa phương và các tỉnh lân cận. Chính vì thế, tinh thần học tập của các chị em rất hăng hái, chăm chỉ.
Cũng trong 9 tháng đầu năm 2024, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã tổ chức Ngày hội tư vấn, giới thiệu việc làm, học nghề tại huyện U Minh và huyện Đầm Dơi.
Đông đảo người lao động tham gia Ngày hội tư vấn, giới thiệu việc làm, học nghề tại huyện Đầm Dơi
Ngày hội tư vấn, giới thiệu việc làm, học nghề tại huyện Đầm Dơi được tổ chức vào ngày 27/9/2024, dành cho thanh niên, người lao động vùng đồng bào DTTS trên địa bàn, đã thu hút sự tham gia của các công ty, doanh nghiệp trong tỉnh, ngoài tỉnh và đông đảo người lao động tham gia.
Tại phiên giao dịch việc làm Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cà Mau cũng có chia sẽ những thông tin phổ biến các chủ trương chính sách của tỉnh về nội dung Đề án đưa người lao động Cà Mau đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2022 -2025, giúp người lao động đồng bào dân tộc thiểu số nắm rõ thông tin về thị trường lao động ngoài nước và các chế độ chính sách của Đề án. Bên cạnh đó, về phía các doanh nghiệp cũng có hoạt động sơ tuyển, phỏng vấn, tuyển dụng lao động trực tiếp cho các bạn thanh niên, người lao động trên địa bàn huyện nhằm giúp cho người lao động đưa ra những nguyện vọng của bản thân để tìm kiếm việc làm phù hợp với khả năng và nguyện vọng của bản thân mình.
Trong thời gian tới, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Cà Mau sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan truyền thông thực hiện chuyên trang, chuyên mục về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và việc làm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; truyền tải đầy đủ, kịp thời đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và việc làm tới người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhằm lan tỏa sâu rộng hình ảnh, giá trị giáo dục nghề nghiệp và việc làm trong đời sống kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết việc làm, khai thác lợi thế về nguồn lao động ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phục vụ cho quá trình tăng trưởng, phát triển bền vững của tỉnh, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bên cạnh đó, cung cấp thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số như: tổ chức Phiên giao dịch việc làm tại các huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số và trực tiếp tư vấn, giới thiệu việc làm, học nghề cho người lao động ở các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số... Đồng thời, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, học nghề, việc làm và tuyên truyền viên ở cơ sở.../.
Hưng Minh
TAG:
Tin khác
Quảng Ninh gắn kết doanh nghiệp với giáo dục nghề nghiệp
VRG vinh danh nhiều tập thể, cá nhân xuất sắc tại Hội thi Bàn tay vàng thu hoạch mủ
240 thí sinh tham dự Hội thi Bàn tay vàng thu hoạch mủ cao su lần thứ XIV
Yên Bái không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Yên Bái vượt kế hoạch tuyển sinh đào tạo nghề năm 2024
Yên Bái đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo nghề
Hơn 59% lao động tại tỉnh Sóc Trăng đã qua đào tạo nghề
Sóc Trăng: Tập trung hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số
Yên Bái nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp