Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Trang chủ / Lao động / Đưa Nghị quyết 68/NQ-CP vào cuộc sống
Bắc Kạn đào tạo nghề cho 10.400 lao động nông thôn
02:48 PM 12/09/2020
(LĐXH)- Theo báo cáo của Sở Lao động – TBXH tỉnh Bắc Kạn, thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2016 – 2020, toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 10.400 lao động nông thôn.
Kết quả sau học nghề, lao động nông thôn nắm bắt được những kiến thức mới, công nghệ mới tạo ra nguồn nhân lực có chuyên môn tay nghề từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Sau học nghề có trên 80% số lao động học các nghề nông nghiệp biết áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã tiếp thu để vào thực tế sản xuất; có trên 70% học viên có việc làm và tăng thu nhập cho bản thân, gia đình, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở địa phương. Đồng thời, góp phần tích cực trong việc nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo ở địa phương, giúp chuyển đổi cơ cấu lao động phát huy hiệu quả trên địa bàn thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Lao động nông thôn huyện Bạch Thông (tỉnh Bắc Kạn) học nghề trồng rau an toàn trong nhà vườn
Tính đến năm 2020, tỉnh Bắc Kạn có 19 cơ sở dạy nghề (nay là GDNN), gồm: 1 Trường cao đẳng, 12 Trung tâm GDNN – Giáo dục thường xuyên, 3 trung tâm tham gia hoạt động GDNN và 3 doanh nghiệp thamg gia hoạt động GDNN. Tất cả cơ sở GDNN tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn có cơ cấu ngành, nghề và trình độ đào tạo cơ bản, đáp ứng nhu cầu của người học, thị trường sử dụng lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Qua đánh giá, công tác giải quyết việc làm cho người học sau tốt nghiệp được các cơ sở GDNN đẩy mạnh thông qua việc gắn kết với doanh nghiệp và được thực hiện có hiệu quả. Một số trường đào tạo nghề đã làm tốt việc cam kết giải quyết việc làm cho người học sau tốt nghiệp, gắn với tìm kiếm thị trường lao động.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, ngân sách Trung ương bố trí đầu tư hỗ trợ cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị cho các cơ sở GDNN là 12,9 tỷ đồng, hỗ trợ sửa chữa cơ sở vật chất là 4,8 tỷ đồng, mua sắm thiết bị đào tạo là 8,1 tỷ đồng và kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 29,588 tỷ đồng.
Đến nay, tỉnh Bắc Kạn đã xây dựng mới 27 chương trình, giáo trình dạy nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp, trong đó, chú trọng nghề phù hợp trình độ, khả năng, thế mạnh của người dân và địa phương; quan tâm tới các đối tượng chính sách, khuyết tật. Trong giai đoạn 2016 – 2020, Bắc Kạn có 87 nghề, nhóm nghề được phê duyệt trong danh mục nghề đào tạo và được phê duyệt định mức chi phí đào tạo trong danh mục đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh, trong đó có 32 nghề nông nghiệp và 50 nghề phi nông nghiệp.
Đặc biệt, thông qua thực hiện Đế án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2016 – 2020, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã xuất hiện nhiều mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn có hiệu quả, như: mô hình đào tạo nghề trồng và chế biến các sản phẩm từ cây dong riềng tại xã Côn Minh (huyện Na Rì), xã Mỹ Phương (huyện Ba Bể); chăn nuôi gà thả đồi tại xã Thanh Mai (huyện Chợ Mới); vỗ béo trâu, bò ở xã Nghiên Loan (huyện Pác Nặm); sản xuất bún, phở khô tại thị trấn Phủ Thông (huyện Bạch Thông) và xã Cao Kỳ (huyện Chợ Mới); mô hình du lịch cộng đồng (huyện Ba Bể)... Ngoài ra, trong quá trình triển khai thực hiện đã có sự lồng ghép tốt với các chương trình khác, như: chương trình xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, khuyến công, khuyến nông...
Đánh giá về hiệu quả của Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, ông Đồng Phúc Hình, Phó Giám đốc Sở Lao động - TBXH tỉnh Bắc Kạn, cho biết: Ban Chỉ đạo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn các cấp luôn sát sao chỉ đạo, hướng dẫn các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ, chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu, chương trình cụ thể để hoàn thành các nội dung, nhiệm vụ của Đề án. Các cơ sở GDNN trên địa bàn đã chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, phối hợp với các tổ chức đoàn thể để thực hiện tốt công tác tuyển sinh, đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Tiếp đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo chuyển mạnh đào tạo nghề theo năng lực sẵn có của cơ sở dạy nghề sang đào tạo theo nhu cầu của người lao động và thị trường lao động. Công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn đã gắn kết chặt chẽ với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động trong hệ thống chính trị về giáo dục nghề nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
"Thời gian tới, cùng với những giải pháp cơ bản, đồng bộ và mang tính bền vững tăng thu nhập của lao động nông thôn, UBND tỉnh Bắc Kạn tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan mà nòng cốt là Sở Lao động – TBXH triển khai các giải pháp cụ thể, phối hợp tổ chức các lớp đào tạo nghề dựa trên nhu cầu thực tế của người lao động; đồng thời, gắn đào tạo nghề với quy hoạch sản xuất và những cây trồng, vật nuôi có thế mạnh của từng huyện, xã. Các nội dung hỗ trợ sản xuất từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình giảm nghèo bền vững phải gắn với các lớp dạy nghề cho nông dân nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ, tăng thu nhập cho lao động nông thôn" - Phó Giám đốc Đồng Phúc Hình, thông tin.
Chí Tâm


TAG:
Tin khác
Thanh Hóa: Nhiều kết quả đáng ghi nhận từ dự án hỗ trợ việc làm bền vững
Huyện Yên Bình (Yên Bái) tích cực hỗ trợ việc làm bền vững cho lao động
Hà Tĩnh xây dựng Sàn giao dịch việc làm hỗ trợ thông tin việc làm bền vững
Hà Giang chủ động cung cấp thông tin thị trường lao động tạo việc làm bền vững cho hộ nghèo
Huyện Phong Thổ (Lai Châu): Tích cực hỗ trợ việc làm bền vững cho người lao động
Nam Định cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tạo việc làm cho người lao động
Huyện Trà Cú (Trà Vinh) tổ chức thu thập thông tin thị trường lao động
Thành phố Hà Giang tạo điều kiện tối đa để lao động hộ nghèo tiếp cận việc làm bền vững
Đăk Tô tăng cường hỗ trợ việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững