Việc làm
Trang chủ / Lao động / Việc làm
TP.HCM: Cần hơn 72.000 chỗ làm việc mới
07:49 AM 13/04/2022
(LĐXH) - Trong quý II năm 2022, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, tạo động lực cho TP.HCM tiếp tục phát triển kinh tế theo những định hướng phát triển năm 2022. Theo đó, dự kiến nhu cầu nhân lực trong Quý II năm 2022, Thành phố sẽ cần khoảng 65.500 – 72.500 chỗ làm việc. Trong đó, nhu cầu lao động qua đào tạo chiếm 86,47% tổng nhu cầu nhân lực.

Nhu cầu nhân lực qua đào tạo của các doanh nghiệp chiếm 86,47% tổng nhu cầu nhân lực tại TP.HCM

Ngày 12/4/2022, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (Falmi) cho biết, trong Quý II năm 2022, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, tạo động lực cho Thành phố tiếp tục phát triển kinh tế theo những định hướng phát triển năm 2022, thị trường lao động có sự gia tăng theo xu hướng nhân lực chất lượng cao, có tay nghề. Dự kiến nhu cầu nhân lực năm 2022 Quý II cần khoảng 65.500 – 72.500 chỗ làm việc.

Falmi cho biết, theo khảo sát nhu cầu nhân lực năm 2022, nhu cầu nhân lực 4 ngành công nghiệp trọng điểm chiếm 19,09%, trong đó: ngành cơ khí chiếm 5,17%; sản xuất hàng điện tử chiếm 7,01%; chế biến lương thực thực phẩm, đồ uống chiếm 3,42%; hóa dược – nhựa – cao su chiếm 3,49%; Nhu cầu nhân lực 9 ngành dịch vụ chủ yếu chiếm 57,89%, trong đó: ngành thương nghiệp chiếm 16,42%; vận tải kho bãi chiếm 2,84%; dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm 2,75%; thông tin và truyền thông chiếm 5,2%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm chiếm 8,89%; hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 9,91%; hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ chiếm 8,98%; giáo dục và đào tạo chiếm 2,05%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội chiếm 0,85%.

Theo báo cáo này, nhu cầu nhân lực lao động qua đào tạo chiếm 86,47% tổng nhu cầu nhân lực; trong đó, trình độ đại học trở lên chiếm 20,82%; cao đẳng chiếm 19,19%; trung cấp chiếm 27,58%; sơ cấp chiếm 18,88%. Nhu cầu tuyển dụng ở lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá thấp với 13,53% tổng nhu cầu nhân lực.

TP.HCM: Cần hơn 72 nghìn chỗ làm việc mới

Theo khảo sát của Falmi, Quý I năm 2022:  nhóm kinh doanh thương mại có nhu cầu nhân lực cần 10.814 chỗ làm việc; Dịch vụ phục vụ cá nhân, bảo vệ: nhu cầu nhân lực cần 4.256 chỗ làm việc; Dịch vụ tư vấn – nghiên cứu khoa học và phát triển: nhu cầu nhân lực cần 3.239 chỗ làm việc; Kinh doanh quản lý tài sản – bất động sản: nhu cầu nhân lực cần 3.064 chỗ làm việc; Dệt may – giày da: nhu cầu nhân lực cần 2.710 chỗ làm việc; Công nghệ thông tin: nhu cầu nhân lực cần 2.410 chỗ làm việc; Tài chính – tín dụng – ngân hàng – bảo hiểm: nhu cầu nhân lực cần 2.001chỗ làm việc; Hành chính – văn phòng – biên phiên dịch: nhu cầu nhân lực cần 1.613 chỗ làm việc; Marketing: nhu cầu nhân lực cần 1.468 chỗ làm việc; Các nhóm nghề khác: nhu cầu nhân lực cần 10.114 chỗ làm việc.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, nhu cầu tuyển dụng ở lao động đã qua đào tạo chiếm 86,06% tổng nhu cầu nhân lực. Trong đó, nhu cầu nhân lực đối với trình độ đại học trở lên chiếm 20,77%, cao đẳng chiếm 19,50%, trung cấp chiếm 27,76%, sơ cấp chiếm 18,05%; Lao động chưa qua đào tạo chiếm 13,92% tập trung chủ yếu ở các nhóm nghề: hóa chất - nhựa - cao su, dệt may – giày da, công nghệ lương thực - thực phẩm; kinh doanh - thương mại, dịch vụ phục vụ cá nhân, bảo vệ, in ấn, kinh doanh quản lý tài sản - bất động sản, dịch vụ du lịch - lưu trú và ăn uống.

Được biết, Nhu cầu tìm việc trong Quý I năm 2022 với  23.092 người có nhu cầu tìm kiếm việc làm, tập trung ở các nhóm nghề: Kinh doanh thương mại; Hành chính - văn phòng - Biên phiên dịch, dịch vụ phục vụ cá nhân, bảo vệ; Dịch vụ vận tải - kho bãi - dịch vụ cảng; Kế toán - kiểm toán; Nhân sự;  Marketing; Quản lý điều hành; Kiến trúc - kỹ thuật công trình xây dựng; Dịch vụ du lịch - lưu trú và ăn uống và các nhóm nghề khác chiếm 23,86%.

Hải Đăng

TAG:
Tin khác
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Cải thiện môi trường làm việc để đáp ứng yêu cầu phát triển của khoa học
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Vĩnh Long: Triển khai hiệu quả công tác tư vấn, giới thiệu việc làm và học nghề cho lao động thất nghiệp
  Đắk Lắk: Tập trung đẩy mạnh kết nối cung cầu lao động nhằm giải quyết việc làm cho lao động mất việc
Tạo điều kiện để người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp
Cơ hội du học nghề và đi làm việc có thời hạn tại CHLB Đức
TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh hoạt động tư vấn học nghề cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp
Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Tạo hiệu ứng lan tỏa sâu rộng trong Tháng hành động về ATVSLĐ
TP.HCM: Gần 390 lao động tìm được việc làm tại sàn giao dịch việc làm ngành du lịch
Trung tâm Nhân lực Quốc tế Đại Việt chia sẻ kinh nghiệm phát triển lao động ngành chế biến thực phẩm